TIN NỔI BẬT:
Ban Dân tộc tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang ký kết công tác phối hợp  *  Hội nghị triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030...  *  Ban Dân tộc tỉnh phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ viết tin, bài, phóng sự về công tác dân tộc năm 2023  *  Đồng bào Khmer Kiên Giang đón tết Chôl Chnăm Thmây phấn khởi, đoàn kết và vui tươi  *  Tỉnh Kiên Giang tổ chức Họp mặt mừng Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2023  *  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi Thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2023!  *  Công đoàn Cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028  *  THƯ CHÚC TẾT CHÔL CHNĂM THMÂY CỦA TỈNH ỦY, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN, ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CHỈ HUY CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG  *  Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và nhóm từ thiện “Vì trẻ em thân yêu” trao tặng 20 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Minh Hòa, huyện Châu Thành  * 

Cổng thông tin điện tử Ban Dân Tộc

Kinh tế

Xem với cỡ chữAA

Thoát nghèo từ đồng vốn ít ỏi

(14:03 | 08/06/2015)

 Đến bản Phiêng Luông 1, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu hỏi anh Lò Văn Xuyến ai cũng biết bởi ý chí vươn lên thoát nghèo từ số vốn ít ỏi.

 Anh Xuyến cho biết, ngày mới cưới nhau, 2 bên gia đình đều nghèo, nên vợ chồng anh phải đi làm thuê, làm mướn vất vả, cũng không đủ ăn, nghèo vẫn nghèo. Với quyết tâm thoát khỏi đói nghèo, gia đình anh đã mạnh dạn tín chấp ngôi nhà để vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đầu tư phát triển kinh tế.

 
Từ 7 triệu đồng vốn, cộng với số tiền 14 triệu đồng vay mượn thêm bạn bè, người thân, anh Xuyến đầu tư mua 3 con trâu. Nhận thấy ở trên bản không có đất rộng để chăn nuôi và có nguy cơ mắc dịch cao, anh đã chuyển xuống khu đất nương của gia đình để tiện chăm sóc. Cùng với đó, anh đầu tư chăn nuôi thêm lợn, gà, vịt, khai hoang ruộng, trồng rau màu… 
 
Không quản khó khăn, gian khổ, 2 vợ chồng anh Xuyến thay nhau chăm sóc đàn trâu và gia cầm của gia đình, đẩy mạnh trồng rau màu với các loại rau: Cải, rền, cà chua, khoai lang, ngô… mùa nào thức nấy, vừa bán ra thị trường tăng thêm thu nhập, vừa để nấu cám phục vụ chăn nuôi. Thường xuyên phòng chống dịch bệnh, nên đàn gia cầm nhà anh Xuyến phát triển tốt, lứa đầu, thu về hơn chục triệu đồng tiền lãi. Ruộng bắp cải cũng kiếm được thêm 5 - 6 triệu đồng. Có thêm vốn, anh Xuyến tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chuồng, tăng đàn, mua thêm máy thái rau. Hiện nay, anh chị có 8.000 ha ruộng rau khai hoang, hàng trăm con gà, vịt, mỗi năm xuất bán trên 5 tấn lợn/năm. Trừ tri phí ước tính thu về 50 - 60 triệu đồng/năm. Đến cuối năm 2014, anh chị đã thoát nghèo, trở thành hộ có kinh tế khá trong bản.
 
Anh Lò Văn Xiên, Trưởng bản Phiêng Luông 1 nhận xét: “Gia đình anh Xuyến là hộ điển hình về thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình, xứng đáng để mọi người học tập và làm theo...”.